Phương pháp tẩy giun và phòng ngừa giun sán hiệu quả cho trẻ

Giúp cha mẹ hiểu rõ về phương pháp tẩy giun và cách phòng ngừa giun sán hiệu quả cho trẻ

Tẩy giun cho trẻ là việc mà các bậc cha mẹ cần làm cho con để đánh bay giun sán gây hại cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách tẩy giun và phòng ngừa giun đúng cách cho trẻ.
Hãy cùng meovat24h.com tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa giun sán hiệu quả ở trẻ để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

1. Nguyên nhân nhiễm giun

Nguyên nhân trẻ nhiễm giun là do trẻ thường có thói quen cho tay vào miệng hoặc do trước và sau khi ăn không được vệ sinh tay sạch sẽ.
Ngoài ra trẻ cũng có nguy cơ bị nhiễm giun qua phân do phân của trẻ có thể dính vào quần áo, đồ chơi, sàn nhà…
Việc tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, môi trường sống bị ô nhiễm, tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa có nhiễm giun… cũng là nguyên nhân gây nhiễm giun sán ở trẻ.

2. Triệu chứng

– Trẻ đau bụng quanh vùng rốn: đây là triệu chứng đau bụng giun do giun đũa gây ra. Ngoài ra trẻ cũng có thể nôn ói ra giun nếu giun chui từ dạ dày lên hoặc đi ngoài ra giun.

Phương pháp tẩy giun và phòng ngừa giun sán hiệu quả cho trẻKhi bị nhiễm giun trẻ thường hay đau bụng, dễ quấy khóc

– Trẻ tiêu hóa kém, chậm lớn, kén ăn, hay quấy khóc: Khi cơ thể trẻ nhiễm giun lâu ngày sẽ có xu hướng biếng ăn và suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thụ được thức ăn dẫn tới suy nhược cơ thể, trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu.
– Trường hợp nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị đau quặn bụng do giun chui lên ống tụy, nếu cha mẹ không phát hiện sớm có thể dẫn đến trẻ tử vong.

3. Hướng dẫn tẩy giun đúng cách

– Tẩy giun khi trẻ được 24 tháng tuổi
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ chỉ nên thực hiện tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cấp bách, cha mẹ cũng có thể tẩy giun cho trẻ từ 1 tuổi trở lên nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để được kê các loại thuốc phù hợp với độ tuổi của con, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Phương pháp tẩy giun và phòng ngừa giun sán hiệu quả cho trẻCho trẻ ăn no trước khi tẩy giun

– Tẩy giun định kỳ
Theo chuyên gia khuyên, cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng/lần. Vì sau thời gian 6 tháng, cơ thể trẻ sẽ bị tái nhiễm giun trở lại do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp cần thiết do trẻ sống trong môi trường dễ bị nhiễm giun hoặc trẻ bị nhiễm giun nặng thì cha mẹ cũng có thể thực hiện tẩy giun 4 tháng/lần cho trẻ.
Với trường hợp trẻ sống trong môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh thì việc tẩy giun chỉ nên thực hiện 1 năm/lần.
Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước mỗi lần tẩy giun cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con nhé.
– Tẩy giun sau khi ăn no
Một số cha mẹ cho rằng tẩy giun khi bụng đói sẽ hiệu quả hơn vì giun đói dễ hấp thụ thuốc tẩy và chết.
Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đây là quan niệm sai lầm, vì thuốc tẩy giun có tác dụng ức chế hấp thu glucose ở giun nên dù trẻ có ăn trước khi tẩy thì giun cũng sẽ không sống được.
Cha mẹ cần chú ý nếu cho trẻ uống thuốc khi đói có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
– Với những trẻ bị các bệnh mãn tính, bệnh về tim, gan, thận, trẻ đang ốm sốt thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun để tránh tình trạng trẻ kháng thuốc, dị ứng…
– Khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun cần theo dõi phân trẻ có giun không, cha mẹ phải lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Phòng ngừa giun hiệu quả

Phương pháp tẩy giun và phòng ngừa giun sán hiệu quả cho trẻTập thói quen vệ sinh tay chân và cơ thể để ngăn ngừa tình trạng nhiễm giun ở trẻ

Việc tẩy giun chỉ làm giun chết và bị tống ra ngoài cơ thể nhưng không thể ngăn ngừa giun sán quay trở lại cơ thể. Do đó các bậc cha mẹ cần phải thực hiện một số điều sau để hạn chế tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ:
– Vệ sinh cơ thể và tay chân trẻ sạch sẽ trước và sau khi ăn.
– Thực hiện ăn chín,uống sôi trong các bữa ăn của trẻ, các loại trái cây cần gọt vỏ hoặc ngâm nước muối trước khi cho trẻ ăn.
– Không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, ngậm mút tay.
– Thường xuyên thực hiện việc vệ sinh đồ chơi, sàn nhà – là những nơi và vật dụng trẻ hay tiếp xúc để ngăn ngừa nhiễm giun.
– Không cho trẻ ăn đồ ăn lưu trữ qua đêm hoặc đồ đông lạnh không được hâm nóng, nấu chín.
– Thực hiện đồng loạt việc tẩy giun định kỳ cho mọi người trong gia đình để tránh tình trạng các thành viên trong gia đình lây nhiễm giun cho trẻ.
Chúc các bậc cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Tham khảo thêm Học cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ trong tình huống nguy hiểm.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống