Nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Một số kiến thức cần biết cho mẹ bầu về nhiễm nấm âm đạo trong thời gian mang thai, nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng ngừa căn bệnh này trong thai kỳ

Dưới sự tác động mạnh mẽ của hormone thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo khi mang thai hơn bình thường.
Mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi.
Chính vì vậy hãy cùng meovat24h.com tìm hiểu thêm về bệnh nhiễm nấm âm đạo để có thể phòng tránh, phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời nhé!

Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thaiSự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân lớn nhất gây ra nấm âm đạo 

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ cao hơn khiến âm đạo của mẹ tiết ra nhiều glycogen hơn và chính chất này tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển.
Không những thế estrogen còn giúp cho loại nấm này phát triển nhanh chóng và dễ dàng sinh sôi hơn trong thành âm đạo của mẹ bầu.

Triệu chứng của nấm âm đạo

Các triệu chứng mà mẹ bầu dễ nhận thấy nhất khi bị nhiễm nấm âm đạo là:
+ Âm đạo bị đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và môi âm hộ của mẹ có thể bị sưng lên.
+ Dịch tiết âm đạo xuất ra có màu trắng hoặc kem tuy không có mùi.
+ Khi quan hệ tình dục hay đi tiểu mẹ sẽ cảm thấy đau rát.

Ảnh hưởng của nấm âm đạo đến thai nhi

Nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thaiMẹ bầu cần sớm điều trị nếu phát hiện bệnh

Ngoài việc gây khó chịu cho bà bầu thì nấm âm đạo không gây ảnh hưởng quá lớn đến thai nhi nếu còn nằm trong tử cung. Tuy nhiên khi mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo vào thời điểm chuyển dạ thì bé có thể bị nhiễm nấm khi chui ra khỏi bụng mẹ qua âm đạo.
Bé có thể bị nấm ở mắt, mũi, miệng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau sinh. Lúc này thì mẹ cần nghe theo hướng dẫn cụ thể cách điều trị của bác sĩ để bé sớm khỏe mạnh trở lại.

Cách điều trị cho bà bầu khi bị nấm âm đạo

Ngay từ khi thấy các triệu chứng khó chịu thì mẹ nên đến ngay bác sĩ phụ khoa để khám và điều trị. Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm trong thời kỳ đầu của thai kỳ thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc để đặt và sau đó bổ sung thêm thuốc uống.
Việc điều trị này rất mất thời gian nên mẹ phải kiên trì và tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý chữa trị để tránh nguy hiểm cho bé mẹ nhé.

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thaiMẹ bầu cần mặc đồ thoải mái, giữ vệ sinh vùng kín để tránh gây bệnh

Cách phòng ngừa cơ bản nhất là mẹ cần luôn giữ cho vùng sinh dục được khô ráo vì nấm men phát triển rất nhanh chóng trong môi trường nóng ẩm.
Cụ thể:
+ Nên mặc nội y thoáng mát, không nên mặc đồ lót quá chật và nên sử dụng đồ lót có các chất liệu thoáng khí như cotton.
+ Mẹ có thể không cần mặc đồ lót vào ban đêm để vùng sinh dục được thông thoáng.
+ Sau khi vận động nếu ra nhiều mồ hôi thì nên thay quần áo, không nên mặc đồ ướt.
+ Không sử dụng dung dịch vệ sinh mạnh hay thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, chỉ cần cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và tránh thụt rửa âm đạo. Khi đi vệ sinh nhớ lau từ trước ra sau để bảo đảm vệ sinh mẹ nhé.
Xem thêm: Những bệnh lý cần được điều trị tốt trước khi mang thai

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống