Học cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ trong tình huống nguy hiểm

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Việc hiểu rõ cách xử lý và sơ cứu cho các trẻ nhỏ tại chỗ khi chúng gặp nguy hiểm hoặc bị tai nạn là điều vô cùng quan trọng, nếu không kịp thời xử lý tốt thì hậu quả để lại là rất nghiêm trọng

Bài viết hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn 3 bài sơ cứu khi trẻ gặp nguy hiểm vì lên cơn hen suyễn bất ngờ, bị hóc dị vật và bị sốc phản vệ.
Hãy cùng tìm hiểu mẹo cuộc sống ngay để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhé.
1. Trẻ lên cơn suyễn
Khi cơn suyễn phát tác,các đường lưu dẫn không khí nhỏ của phổi hẹp lại gây ngạt thở hoặc thở khò khè khó chịu khiến việc thở ra rất khó khăn. Cơn suyễn chủ yếu xảy ra ban đêm hoặc có thể vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Phương pháp xử lý

Học cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ trong tình huống nguy hiểmSử dụng thuốc đặc trị cho trẻ để ngăn cơn suyễn phát tác

Khi trẻ lên cơn suyễn đầu tiên cần trấn an tinh thần trẻ, không để trẻ hoảng loạn sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Cho trẻ ngồi lên ghế hoặc trên đùi, hơi nghiêng người trẻ về phía trước, chống 2 tay lên mặt phẳng như mặt bàn hoặc mặt ghế ở gần đó. Sử dụng chai xịt bơm thuốc cho trẻ. Khi tình trạng ổn định hơn thì bạn có thể cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà hoặc đưa trẻ đi bệnh viện tùy tình trạng nặng nhẹ.
2. Trẻ bị hóc dị vật
Hóc dị vật có thể do trẻ ăn uống hoặc nghịch ngợm nuốt phải vật có kích thước lớn gây kẹt đường hô hấp. Khi dị vật mắc trong cổ họng, trẻ sẽ có biểu hiện mặt tái nhợt, không thể nói hoặc thở, nếu nặng có thể dẫn đến bất tỉnh và nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời xử lý.
Phương pháp xử lý
Dùng tay cho vào miệng trẻ để lấy hết toàn bộ những thứ có trong miệng ra, cho trẻ ho, khạc mạnh để dị vật bay ra ngoài.

Học cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ trong tình huống nguy hiểmKiểm tra kỹ nếu trong miệng trẻ có đồ vật hãy lấy ra ngay

Cho trẻ gập người lại, đầu cúi xuống thấp hơn ngực, dùng tay vỗ dứt khoát lặp lại 4 lần vào đầu bả vai của trẻ.
Đứng phía sau lưng trẻ, một bàn tay nắm chặt lại để ở phần giữa rốn và xương ngực, tay còn lại nắm chặt tay này. Kéo cả 2 bàn tay giật nhanh và dứt khoát về phía bạn 4 lần để các dị vật vọt lên trên miệng hoặc bay ra khỏi miệng trẻ. Sau đó kiểm tra miệng, nếu có dị vật hãy lấy ra ngay.
Khi trẻ có thể thở lại hãy cho trẻ ngồi dậy và uống từng ngụm nước nhỏ sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được xử lý.
3. Trẻ bị sốc phản v
Sốc phản vệ là trường hợp xảy ra phản ứng và phát triển nhanh chóng khi trẻ bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc bị côn trùng cắn. Biểu hiện của các triệu chứng này là buồn nôn, hắt hơi, khó thở, mạch đập nhanh, da tím tái và có thể bất tỉnh.
Phương pháp xử lý
Đầu tiên cần trấn an trẻ, đừng để trẻ hoảng loạn, cho trẻ nằm 1 chỗ, kê cao 2 chân, nới lỏng quần áo thông thoáng nhưng vẫn bảo đảm giữ ấm cơ thể.

Học cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ trong tình huống nguy hiểmĐặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng để nghỉ ngơi

Nếu trẻ cảm thấy khó thở hãy đặt trẻ nằm sấp xuống mặt nằm nghiêng, gập 1 bên cẳng tay và chân của trẻ để đảm bảo cơ thể không bị lăn và úp mặt xuống dưới, kéo thẳng cánh tay bên còn lại cho song song với cơ thể để trẻ nghỉ ngơi.
Nếu trường hợp trẻ tím tái, bất tỉnh hãy mau chóng thực hiện biện pháp hô hấp nhân tạo, gọi xe cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện nhanh chóng.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống