Những điều mẹ nên biết về thóp đầu của trẻ sơ sinh

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Thóp đầu của trẻ sơ sinh sẽ có những thay đổi dần theo thời gian trẻ lớn lên, nếu như bạn là bà mẹ có kinh nghiệm hãy thường xuyên quan sát điều này vì nó cực kì quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
Cụ thể thóp đầu là gì, nó quan trọng như thế nào xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Thóp đầu là gì?

Thóp đầu là vùng đỉnh đầu của trẻ có xương chưa khép hoàn toàn (còn được gọi là thóp đầu hay cửa đỉnh đầu) và nó có 2 phần. Thóp trước có hình thoi, chính là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau có hình tam giác chỗ khe hở giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.

Thời điểm đóng thóp

Thóp sau khép lại khi trẻ chào đời hoặc nếu còn thì rất nhỏ như đầu móng tay và 4 tháng sau sẽ khép hoàn toàn. Thóp trước cần trải qua một quá trình thay đổi liên tục, thóp trước của trẻ sơ sinh trung bình là 2.1 cm và dao động là 0.6-3.6cm . Với trẻ sinh đủ tháng hay sinh non thì thóp đầu đều nhau cả.

Cách nhận biết khi trẻ sơ sinh đóng thóp đầu

Khi sờ lên đầu nếu như không còn thấy da mềm nữa có nghĩa là thóp đã đóng lại rồi. Bình thường mỗi trẻ sẽ mất 14 tháng để đóng thóp một số ít đóng thóp sau 3 tháng 1%, một tuổi khoảng 38,8%, 2 tuổi trở lên là 96%.

nhung-dieu-me-nen-biet-ve-thop-dau-cua-tre-so-sinhKhi trẻ khoảng 1 tuổi thì thóp đầu có thể đã đóng lại hoàn toàn

Chức năng của thóp đầu trẻ sơ sinh

Thóp trước và sau cùng với đường nối đàn hồi giữa xương hộp sọ giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là bảo vệ bộ não của trẻ tránh những tác động bên ngoài.
Khi trẻ ra đời thông qua đường âm đạo, đầu sẽ bị ép chặt lại và thóp đầu giữ vai trò là một khoảng hở đàn hồi giúp trẻ bớt đau, không chảy máu vùng mắt và xương.
Khi trẻ lọt lòng, thóp đầu đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài khi chẳng may bị bé ngã.

Kích thước thóp của trẻ sơ sinh

Thóp có hình giống như hình bình hành kích thước 0,5×0,5 đến 3x3cm. Hai kích thước nhỏ và lớn có khá nhiều chênh lệch vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi là do di truyền hoặc do kích thước đầu bé quy định. Nhưng thực tế điều này là do thực đơn dinh dưỡng của mẹ trong thai kì chính là yếu tố quan trọng quyết định điều này. Trong giai đoạn bầu bí mẹ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất giàu canxi sẽ khiến cho kích thước của trẻ sơ sinh nhỏ hơn.

Khi thóp đóng sớm hoặc muộn cần cảnh giác

Khi thóp của trẻ đóng sớm hoặc muộn hơn với thời điểm cần thiết. Đây chính là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó, bạn cần được bác sĩ tư vấn chuyên môn cho trường hợp này.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đóng thóp sớm hoặc muộn

– Trường hợp đóng sớm sẽ cản trở đại não phát triển ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ. Những lý do khiến trẻ đóng thóp sớm như:
+ Do bẩm sinh
+ Não và phần xương đầu của bé cốt hóa sớm
+ Do mẹ bị nhiễm X-Quang một thời gian lâu dài.
+ Viêm não làm cho đại não ngừng phát triển khiến thóp đóng sớm.
-Đóng thóp muộn
Nếu thóp của trẻ đóng muộn hay mở rộng thêm thì rất có khả năng tuyến giáp của trẻ hoạt động kém, do còi xương suy dinh dưỡng khiến xương chậm quá trình cốt hóa. Do não quá to so với bình thường dẫn đến việc đóng thóp muộn.

Nhận định được sức khỏe của trẻ qua thóp

nhung-dieu-me-nen-biet-ve-thop-dau-cua-tre-so-sinhNhìn vào tình trạng thóp đầu có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé

Trẻ bình thường thóp bằng phẳng và phập phồng theo nhịp tim, sờ lên đỉnh đầu có cảm giác da mềm và lõm xuống. Bố mẹ có thể nhìn hay sờ vào đầu của con mình để biết được tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện thóp có tình trạng bất thường thì nên cho trẻ đi khám.
Thóp trước phồng lên nhìn rất dày là dấu hiệu của viêm màng não, úng não thủy.
Thóp lõm là dấu hiệu cơ thể trẻ thiếu nước do nôn hay tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng nặng.
Một vấn đề cần lưu ý các bố mẹ là khi trẻ khóc thóp sẽ nhô lên. Cho nên đừng lo lắng về vấn đề này nhé.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống