Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách và để trẻ không bị nhiễm khuẩn rốn hoặc uốn ván rốn là điều quan trọng cần biết khi thực hiện các biện pháp chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà

Với điều kiện y tế và kiến thức y tế chưa phổ biến hiện nay, nếu các bà mẹ không biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà thì rất dễ khiến trẻ mắc uốn ván rốn hoặc nhiễm khuẩn rốn.
Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý giá về cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại nhà để đảm bảo an toàn cho con yêu của bạn nhé.

Vì sao phải chăm sóc kỹ lưỡng rốn trẻ sơ sinh

Rốn là bộ phận chứa các mạch máu dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ, rốn chưa rụng hẳn khỏi cơ thể trẻ ngày sau khi ra đời mà cần 1 thời gian nhất định.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và những điều cần biếtRốn là nơi chứa các mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trong suốt thai kỳ

Sau khi thai nhi rời khỏi cơ thể mẹ, cuống rốn được cắt đứt để trẻ không dính vào mẹ. Vùng cuống rốn được xem là vết thương hở trên cơ thể, đây là nơi mà các vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ nếu như không có biện pháp vệ sinh và chăm sóc đúng cách.
Nếu để vùng cuống rốn bị nhiễm trùng nặng dẫn đến nhiễm trùng máu có thể gây ra tử vong ở trẻ sơ sinh.

Quy trình vệ chăm sóc sinh rốn hàng ngày cho trẻ

Mỗi ngày mẹ nên vệ sinh vùng rốn cho trẻ 1 lần sau khi tắm cho bé xong. Tham khảo trình tự vệ sinh cuống rốn an toàn cho trẻ sơ sinh nhé:

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và những điều cần biếtCần thực hiện vệ sinh rốn hàng ngày đúng quy trình để rốn nhanh khô và tự rụng

– Rửa tay thật sạch bằng nước và xà bông diệt khuẩn, nếu kỹ hơn thì nên sử dụng cồn 90 độ để vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với rốn của trẻ.
– Nhẹ nhàng tháo các băng quấn rốn và gạc rốn, chú ý cẩn thận bởi rốn có thể khô và dính lại trên băng gạc.
-Chú ý cẩn thận biểu hiện của vùng rốn bị cắt ra xem có dịch vàng, có chảy mủ hoặc có mùi hôi hay không.
– Sau khi lau khô người bé, sử dụng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn thấm nước làm sạch nhẹ nhàng từ chân rốn đến cuống rốn sau đó thấm khô vùng rốn lại 1 lần. Chú ý những sợi bông còn sót lại của bông gòn, chúng có thể làm bẩn vùng rốn của trẻ nếu không lấy đi sạch sẽ.
– Dùng cồn y tế 70 độ để sát khuẩn vùng da xung quanh phần rốn.
– Dùng gạc vô trùng đặt lên phần rốn sau đó quấn băng rốn lại cẩn thận. Chú ý chọn băng rốn là loại vô trùng, mỏng, có độ co giãn tốt và không làm bí hơi.Có thể sử dụng kẹp rốn thay cho băng rốn nhưng chú ý cẩn thận vì kẹp rốn có thể vướng quần áo của trẻ gây ra nguy hiểm.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và những điều cần biếtChăm sóc rốn cho trẻ mỗi ngày sau khi tắm

– Khi mang tã cho trẻ phải mặc dưới rốn để tránh nước tiểu và phân có thể vấy bẩn lên vùng rốn gây nhiễm trùng.
– Mặc áo quần sạch sẽ cho bé, chú ý lựa chọn những chất liệu có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí.
Bình thường ở trẻ sơ sinh thì rốn sẽ khô lại và tự rụng sau 7-10 ngày và vùng rốn liền da lại hoàn toàn sau khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, để rốn nhanh khô và nhanh rụng thì các mẹ cần chú ý vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đúng cách, tránh để xảy ra nhiễm trùng rốn gây nguy hiểm cho trẻ.

Lưu ý chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

– Không được tự ý dùng kháng sinh hoặc rắc các loại thuốc vào rốn của trẻ theo dân gian nhằm mục đích làm rốn nhanh khô và nhanh rụng, điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
– Khi băng rốn cho trẻ không nên quấn chặt quá khiến cho rốn lâu khô, dễ tạo ra môi trường cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và những điều cần biếtKhông ngâm nước trẻ khi tắm lúc rốn chưa khô

– Chú ý không được sử dụng bất cứ loại vải nào ngoài băng rốn và gạc vô trùng để băng rốn của trẻ vì những loại vải khác có thể là môi trường khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
– Không được dùng tay sờ lên hoặc cạy rốn trẻ.
– Khi rốn chưa khô và rụng khỏi cơ thể bé thì không nên ngâm nước toàn thân trẻ lúc tắm mà chỉ nên tắm phần thân trên và thân dưới cho trẻ.
– Vùng rốn cần được bảo vệ cẩn thận, tránh xa những đồ vật có thể khiến rốn bong tróc.
– Bú mẹ hoàn toàn trong thời gian rốn chưa rụng có thể giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn.
– Cho trẻ tiếp xúc da liền da với người mẹ ngay sau khi sinh để có thể lấy được những vi khuẩn vô hại có sẵn trên người mẹ.
– Trước khi mang thai, mẹ nên thực hiện tiêm phòng uốn ván để tránh nguy cơ trẻ bị uốn ván rốn.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống