Kiến thức cho mẹ về nhiễm khuẩn hậu sản

  • Posted on: 20 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Nhiễm khuẩn hậu sản thường hay xảy ra ở những sản phụ sau khi sinh do đường sinh dục nhiễm khuẩn sau đó sẽ gây ra những biến chứng nguy hại không lường trước được và còn ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa của mẹ

Nhiễm khuẩn hậu sản là triệu chứng rất dễ khiến mẹ sau sinh gặp nguy hiểm về sức khỏe nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời.
Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu và cách xử lý về nhiễm khuẩn hậu sản cho mẹ sau sinh để có thêm kiến thức và có sự chuẩn bị tốt nhất sau sinh nhé.

Các dạng nhiễm khuẩn thường gặp

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn

Vết khâu ở tầng sinh môn có hiện tượng bị sưng đỏ, mưng mủ, sốt nhưng không sốt cao có nghĩa là các mẹ đã bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn hậu sản.
Nguyên nhân là do vết khâu chưa vô trùng không đúng kỹ thuật và sót gạc trong âm đạo.
Khi nhiễm bệnh các mẹ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín nhất để được thăm khám và điều trị, dùng thuốc sát khuẩn để rửa, cắt chỉ khi có mủ và đóng khố vệ sinh, gạc vô khuẩn.

2. Viêm tử cung toàn bộ

Viêm tử cung toàn bộ khá nguy hiểm là một trong những vấn đề thường gặp sau khi sinh của các mẹ. Không chỉ có niêm mạc bị nhiễm trùng mà còn có cả mủ trong cơ tử cung nữa. Nếu như không được thăm khám và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Dấu hiệu để nhận biết viêm tử cung toàn bộ là cơ thể sốt cao nhiệt độ 39-40 độ C, tử cung sưng to, mềm, ấn vô thấy cảm giác đau, sản dịch có mùi hôi thối. Nếu có màu nâu đen có nghĩa là đã bị nhiễm trùng nặng cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để chăm sóc.
Cách điều trị sẽ là bù nước hoặc điện giải, truyền máu, dùng kháng sinh ở liều cao. Cấy sản dịch rồi điều trị theo kháng sinh kết hợp với các loại thuốc co hồi cho tử cung. Nếu như điều trị không hiệu quả có thể bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tử cung của người mẹ.

3. Viêm chu cung với phần phụ

Sau hiện tượng viêm tử cung toàn bộ nguy cơ tiếp theo là là viêm chu cung với phần phụ như buồng trứng do tử cung bị viêm nhiễm lây lan sang.
Triệu chứng biểu hiện như sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, tử cung to. Khi sờ vào có cảm giác có khối u ngay tử cung, sản dịch có mùi hôi thối. Thông thường hiện tượng này xuất hiện sau khi sinh khoảng 8-10 ngày cho nên không ít mẹ chủ quan không nghĩ đến vì cứ cho là cơn đau do quá trình sinh nở gây ra.

4. Nhiễm khuẩn huyết

Là trường hợp nhiễm khuẩn nặng nhất, nguyên nhân là do điều trị nhiễm khuẩn chưa đúng cách. Khi đã bị nhiễm khuẩn huyết các bị nhân sẽ bị nhiễm độc toàn thân và nguy cơ dẫn đến tử vong cao và nhanh.

Kiến thức cho mẹ về nhiễm khuẩn hậu sảnNhiễm khuẩn hậu sản khiến mẹ sau sinh có thể gặp nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời

Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết như sau các mẹ cần lưu ý nhé
+ Hôn mê, tụt huyết áp, bị rối loạn vân mạch hay còn gọi là những dấu hiệu choáng nhiễm trùng.
+ Vùng tử cung to đau, sản dịch có mùi hôi thối.
+ Bị nặng sẽ xuất hiện những ổ nhiễm thứ phát ở phổi, gan, thận.
+ Cấy máu để chuẩn đoán xác định.
+ Có dấu hiệu sốt cao, rét, môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác do mất nước.
+ Hội chứng thiếu máu.
+ Chức năng gan thận bị suy giảm và yếu tố đông máu bị rối loạn.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng huyết, cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để thăm khám. Tùy theo tình trạng mà bạn sẽ bị cắt tử cung và phần phụ.

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản hiệu quả nhất

Chăm sóc vùng kín cơ thể trước khi sinh:

Một số mẹ thường bị nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai nhưng lại không biết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của các mẹ sau khi sinh. Vì vậy các mẹ bầu cần giữ gìn và chăm sóc vùng kín sạch sẽ, nhất là thời gian chuẩn bị sinh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không thụt rửa quả sau trong bộ phận sinh dục.

Kiến thức cho mẹ về nhiễm khuẩn hậu sảnCần chú ý quan sát tình huống cơ thể mẹ sau sinh kỹ để kịp thời xử lý vấn đề khi nhiễm khuẩn sau sinh

– Sau khi sinh khả năng nhiễm khuẩn cao nên các mẹ tuyệt đối không được quan hệ tình dục, cho dù bạn có cảm giác vùng kín đã hồi phục nhưng cũng cần phải kiêng.
– Khi có dịch từ âm đạo chảy ra các mẹ nên dùng băng gạc vô trùng, giữ cho âm đạo luôn luôn khô ráo, không dùng những loại giấy vệ sinh thô cứng, ướt hoặc có mùi. Tránh đi lại hay vận động nhiều ngay sau khi sinh dễ khiến vết khâu sinh môn bị bung chỉ gây viêm nhiễm hậu sản.
Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm không sử dụng dung dịch vệ sinh.
– Thay quần lót thường xuyên để giữ âm đạo khô ráo, nếu thấy có triệu chứng nào bất thường về dịch âm đạo nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống