Phương pháp điều trị và phòng ngừa táo bón sau sinh cho mẹ

  • Posted on: 23 Tháng Mười Một, 2019
  • With: 0 Comments

Táo bón là hiện tượng thường gặp phổ biến của các chị em phụ nữ sau khi sinh, nó có thể gây ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé

Bài viết sau đây xin chia sẻ đến cho các mẹ nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa táo bón hiệu quả nhất sau khi sinh em bé.
Nguyên nhân
– Sau khi sinh phụ nữ sẽ mất khá nhiều máu làm cho đại tràng bị tổn thương dẫn đến việc bị táo bón.
– Do vấn đề kiêng cữ cũng như sinh hoạt không điều độ làm cho cơ thể bị mất nước, sự hoạt động của hệ tiêu hóa bị giảm dẫn đến tình trạng táo bón.

 Ăn kiêng và uống ít nước sau sinh là 1 trong những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ

– Sau khi sinh các mẹ phải cho con bú nên nội tiết tố lúc này cũng thay đổi khiến mẹ bị táo bón
– Sau khi sinh thông thường phụ nữ chỉ ăn các đồ khô, đồ nóng ăn ít rau cho nên bị táo bón.
– Sau khi sinh vùng kín bị tổn thương, chị em nhịn đi đại tiện lâu ngày cũng gây ra táo bón.
– Sau khi sinh cơ thể yếu chị em ít vận động mà chỉ nằm một chỗ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
Những mối nguy hại của chứng táo bón kéo dài
– Rất dễ lây bệnh sang cho bé: Mẹ bị táo bón thì bé bú sữa cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón rất cao, trẻ dễ bị chảy máu khi đi đại tiện.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa táo bón sau sinh cho mẹMẹ bị táo bón dẫn đến nguy cơ bé mắc táo bón cao

Nếu như tình trạng này để lâu ngày sẽ dẫn đến việc bị nứt hậu môn, bé biếng ăn hay khóc và khó chịu. Hơn hết những trẻ bị táo bón thường ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng và cân nặng.
– Sức khỏe của mẹ cũng bị suy giảm: Do không tiêu hóa được thức ăn cho nên việc ăn uống của mẹ cũng gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi suy nhược. Kéo dài tình trạng này sẽ gây ra thiếu máu và suy dinh dưỡng ở mẹ.
– Mẹ dễ bị bệnh trĩ: Táo bón là nguyên nhân làm rối loạn chức năng của hậu môn lẫn trực tràng.
Mối nguy hại hơn hết là viêm trực tràng và nứt hậu môn. Nặng hơn nữa là ung thư trực tràng, đại trạng sẽ rất nguy hiểm
– Thủng ruột hoặc bị tiêu chảy: Nếu quá lâu ngày mà không tiêu hóa được sẽ gây sức ép đến ruột, trực tràng, kết tràng gánh chịu một áp lực lớn. Gây chảy máu và tiêu chảy nghiêm trọng hơn nữa là sẽ bị thủng ruột.
– Gây ảnh hưởng đến chức năng não: Bị táo bón các vi khuẩn nằm bên trong sẽ là cơ hội sinh ra nhiều chất độc xâm hại lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn chức năng não, suy giảm trí nhớ làm mất tập trung và nặng hơn nữa là bị thiểu năng trí tuệ.
– Gây giảm ham muốn tình dục: Khi bị táo bón kéo dài khả năng giảm ham muốn tình dục rất cao vì trực tràng, đáy khung chậu bị co thắt làm co giãn âm đạo nên giảm ham muốn.
Cách phòng ngừa táo bón cho mẹ sau sinh
Nếu như tình trạng táo bón kéo dài, các mẹ cần đến ngay bác sĩ để khám và tư vấn điều trị sớm nhất có thể. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc lung tung, vì thuốc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sữa gây nguy hại cho bé rất cao.
Nên xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất, có khoa học kết hợp cùng với việc đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga là liệu pháp tốt tuyệt vời, làm cho cơ thể của bạn dẻo dai hơn, chống táo bón một cách hiệu quả.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống