Những tác nhân gây thai chết lưu sớm và cách phòng tránh

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thai chết lưu và cách làm thế nào để phòng tránh tình trạng này xảy ra ở mẹ bầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu hay thai chết mà không biết được nguyên nhân. Để phòng tránh hậu quả không đáng tiếc xảy ra cho chúng ta cần tìm hiểu rõ các thông tin giúp bạn bảo vệ cho bản thân và đảm bảo an toàn cho thiên thần nhỏ của mình.

Nguyên nhân thai chết lưu

Thai chết lưu có rất nhiều nguồn nguyên nhân vì vậy được chia làm 3 nguồn cơ bản: từ phía người mẹ, từ phía thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi.

Những nguyên nhân xuất phát từ phía người mẹ

Mẹ bị béo phì: theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, mẹ bầu dư cân và mắc bệnh béo phì sẽ có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với người bình thường.

Những tác nhân gây thai chết lưu sớm và cách phòng tránhMẹ mắc chứng béo phì hoặc bị nhiễm độc thai nghén đều có thể khiến thai tử vong trong bụng

Nhiễm độc thai nghén: nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì dù bị nhẹ hay nặng đều có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, tình trạng càng nặng thì mức độ xảy ra càng cao.
Khi phát hiện nhiễm độc thai nghén thì mẹ bầu cần được điều trị kịp thời và đúng cách để đảm bảo không xảy ra tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng và chết lưu trong bụng mẹ.
Tử cung bất thường: tình trạng tử cung mẹ mắc các chứng như tử cung dị dạng, tử cung nhị tính, tử cung kém phát triển đều có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thai nhi.
Mẹ mắc các chứng bệnh như: viêm thận, gan, thiếu máu, bệnh tim, huyết áp cao…Nếu mẹ mắc các bệnh nội tiết: bệnh down, thiểu năng, tiểu đường, cường năng thượng thận… cũng gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi
Mức độ nhiễm bệnh từ nhẹ đến nặng dẫn đến thai chết lưu. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng làm cho bệnh nguy hiểm hơn làm thai bị yếu, suy dinh dưỡng thai và bị chết. Các biến chứng như tiền sản giật, sản giật, rau bong non gây ra chết lưu rất cao.
Mẹ mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn( viêm tử cung, giang mai,…), ký sinh( sốt rét), virus( quai bị, sởi, cúm,..)Khi bị nhiễm sốt cũng gây ra tình trạng thai chết lưu, đặc biệt sốt rét ác tính nguy cơ bị chết là 100%.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: cơ thể thiếu chất, mẹ quá tuổi mang thai( ngoài 40 tuổi), làm việc trong môi trường nhiễm độc nặng, lao động quá sức… đều có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.

Những nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi

Những tác nhân gây thai chết lưu sớm và cách phòng tránhRối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể khiến thai bị chết lưu

-Rối loạn thể nhiễm sắc: chủ yếu là thai dưới 3 tháng tuổi, do di truyền từ bố mẹ, đột biến trong lúc hình thành noãn, tạo tinh trùng và phát triển thành phôi. Sự rối loạn này tăng trưởng theo độ tuổi, đặc biệt là các bà mẹ trên 40 tuổi.
– Thai bị dị dạng như phù rau thai, não úng thủy…làm thai nhi khó phát triển được tiếp tục.
– Nhóm máu giữa mẹ và con có sự bất đồng do hai yếu tố Rh (+) và Rh (-).
– Thai nhi thiếu không khí và dinh dưỡng từ mẹ do bánh rau thai bị lão và không được bác sĩ can thiệp kịp thời sẽ khiến thai chết lưu.
– Mẹ mang thai đôi nhưng 2 thai phát triển không đồng đều dẫn đến 1 thai bị chết lưu.

Nguyên nhân từ thành phần phụ của thai nhi

Tình trạng dây rốn bị chèn, bị quấn vào cổ, xoắn dây rốn, dây rốn bị rối.. đều gây ra nguy hiểm cho thai nhi.
– Tình trạng bánh nhau bị bong, xơ hóa, u mạch máu màng đệm… sẽ khiến cho thai nhi dễ tử vong trong bụng mẹ.
– Lượng nước ối trong cơ thể mẹ không ổn định, bất thường cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nước ối nhiều quá hoặc ít quá đều có thể khiến thai nhi bị chết lưu.

Cách phòng tránh thai chết lưu

– Các cặp vợ chồng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích.
– Phụ nữ mang thai không nên làm việc quá sức, các công việc nặng, tránh tiếp xúc hóa chất độc hại. Giữ tinh thần thoải mái, tinh thần tốt và đặc biệt phải đi khám và theo dõi thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể kịp thời ngăn chặn được các tình trạng xấu xảy ra.

Những tác nhân gây thai chết lưu sớm và cách phòng tránhSơ đồ mô phỏng xử lý thai chết lưu

Ngoài ra bạn cần biết các biểu hiện thai chết lưu

– Khi thai được 20 tuần tuổi sẽ bắt đầu có hiện tượng máy, bạn phải theo dõi thai máy. Khi không thấy có dấu hiệu này có thể xem xét đến khả năng thai chết lưu trong tử cung mẹ.
– Kiểm tra đo chiều cao của tử cung, chiều cao của tử cung tăng tương ứng với số tuổi thai. Khi không thấy có sự thay đổi số đo này có thể thai đã chết.
– Ngực căng, tuyến sữa bắt đầu tiết sữa do nội tiết tố thay đổi khi bạn mang thai, nếu không thấy hiện tượng này thì thai có thể bị chết.
– Âm đạo tiết dịch có màu sẫm hoặc có mủ kèm theo một số biểu hiện như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau nhức toàn thân là biểu hiện của thai chết lưu đã lâu, cần đến trung tâm y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
Tham khảo thêm: Cách chăm sóc “vùng kín” cho mẹ bầu khi mang thai

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống