Khi có kế hoạch mang thai, các bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về những cách phòng tránh nguy cơ sinh con dị tật và những điều cần chú ý để có 1 thai kỳ an toàn và đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh
Hãy cùng tìm hiểu về những công việc và những điều mẹ cần làm trước khi mang thai, trong thai kỳ để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con và giúp con sinh ra không bị mắc các dị tật bẩm sinh.
1. Trước lúc có em bé hãy đi khám sức khỏe tổng quát
Trước thời điểm mang thai từ 3-6 tháng, mẹ nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của bản thân và đảm bảo thai nhi được phát triển bình thường khi mang thai.

Trong thời gian này, mẹ nên thực hiện các mũi tiêm phòng như cúm, sởi, rubella, viêm gan… để tránh việc mẹ nhiễm các bệnh này trong thai kỳ khiến trẻ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao.
Khám sức khỏe tổng quát và thực hiện một số xét nghiệm về máu, huyết áp, tim , phối… để có thể tầm soát tốt trong quá trình mang thai nếu mẹ mắc các bệnh liên quan.
2. Phát hiện bệnh di truyền nhờ các xét nghiệm
Nếu cha, mẹ hoặc người thân 2 bên gia đình có tiền sử mắc các chứng bệnh về tim, hen suyễn, thị lực, các dị tật bẩm sinh, bệnh ung thư…thì hãy nên thực hiện các xét nghiệm tính di truyền để có thể kịp thời can thiệp và xử lý tình huống khi bệnh xảy ra.
3. Tiêu thụ nhóm thực phẩm cần thiết
Trước thai kỳ và trong khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để có đủ sức khỏe và đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹ cần có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và khoa học trước và trong khi mang thai
Nhóm thực phẩm thiết yếu mà mẹ cần bổ sung trước và trong thai kỳ gồm sắt, kẽm, magie, canxi, axit folic..
4. Tạm biệt các thói quen xấu
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì thuốc lá, rượu bia, đồ uống có chứa cồn và cafein khiến trẻ có nguy cơ mắc dị tật cao hơn nhiều lần nếu mẹ sử dụng nhiều ở trước và trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, việc người chồng hút thuốc lá sẽ khiến mẹ hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và dị tật ở trẻ.
Hãy lên kế hoạch tạm biệt những thói quen không lành mạnh kể trên để đảm bảo khả năng thụ thai và sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé.
5. Sinh hoạt trong môi trường lành mạnh
Hãy di dời ra khỏi những khu vực có khói bụi, ô nhiễm nặng, hóa chất, đất nhiễm độc… nếu bạn đang lên kế hoạch mang thai. Bởi những chất độc này có tác hại rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự hình thành, phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, để kế hoạch mang thai được thực hiện thuận lợi thì mẹ cần chuẩn bị tâm lý, tinh thần thật thoải mái và có kế hoạch sắp xếp công việc thật hiệu quả để đảm bảo cơ thể không quá mệt mỏi trong thời gian này.