Những tác hại khôn lường không ngờ khi cho trẻ ngủ trễ

Những mối nguy hiểm và tác hại khôn lường khi ngủ trễ mà các bậc cha mẹ không ngờ tới khi để cho trẻ ngủ trễ mỗi buổi tối.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ con, ngủ như thế nào cho đúng cách, cho đủ giấc hay thời gian ngủ nào thích hợp cho trẻ cũng rất quan trọng. Nhiều khi bố mẹ không nghĩ đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng của giấc ngủ đến tư duy, tâm sinh lý, sự phát triển của bé trong vấn đề này.
Hãy cùng meovat24h.com tìm hiểu về những biểu hiện và tác hại của việc cho trẻ đi ngủ trễ là gì để có thể phòng tránh và thay đổi thói quen xấu này nếu gia đình bạn đang mắc phải nhé.

Những biểu hiện của trẻ khi ngủ trễ và tác hại ban đầu:

Những tác hại khôn lường không ngờ khi cho trẻ ngủ trễTrẻ thường xuyên ngủ trễ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều cao

Theo nghiên cứu khoa học, ở độ tuổi từ 3-6 tuổi, giấc ngủ đêm của bé phải đạt từ 10-12 giờ mỗi đêm. Khi bé nhà bạn chưa đạt được giờ ngủ như vậy kèm theo các biểu hiện dưới đây nghĩa là bé đang bị thiếu ngủ trầm trọng.
– Bé hay bị ngủ gật kèm theo hiện tượng mệt mỏi, mặt kém tươi tỉnh.
– Bé hay khó chịu, cáu gắt, dụi mắt liên tục.
– Bé khó có thể dậy sớm cũng như khó đi ngủ sớm.

Tác hại khôn lường khi trẻ ngủ trễ:

– Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Tinh thần mệt mỏi, uể oải, giảm trí nhớ. Ngoài ra khiến bé trở nên dễ cáu gắt, bực bội, chơi không ngoan, ăn uống kém.
– Tăng nguy cơ bị bệnh béo phì: các bé ngủ 10 tiếng có nguy cơ bị béo phì gấp 3 lần so với bé ngủ 12 tiếng. Vì khi cơ thể thiếu ngủ dẫn đến tình trạng thèm ăn do lượng hóc-môn tăng kích thích cảm giác đói.

Những tác hại khôn lường không ngờ khi cho trẻ ngủ trễĐi ngủ trễ khiến bé thiếu ngủ và có thể gây ra tình trạng béo phì ở trẻ

– Chiều cao của bé kém phát triển: vì từ 9h đêm đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian ngủ sâu nhất và hóc-môn tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất giúp tăng chiều cao ở trẻ.
– Ảnh hưởng đến hành vi của trẻ: Sự hiếu động thái quá, hạnh kiểm, các vấn đề với bạn cùng trang lứa và những khó khăn trong cảm xúc đều bị ảnh hưởng từ giấc ngủ của trẻ. Theo khảo sát, những trẻ ngủ su 9h có nền tảng xã hội kém hơn những trẻ ngủ trước 9h.

Đặc biệt lưu ý tránh thói quen ngủ trễ:

Ba mẹ hay thức khuya không nên cho trẻ ngủ chung với ba mẹ vì sẽ hình thành nên thói quen xấu ngủ trễ như ba mẹ. Hãy tạo nhịp sinh học cho bé cũng như ba mẹ bằng cách tắt đèn đi ngủ trước 9h để cho bé được phát triển toàn diện.
Tham khảo thêm: Bí quyết để trẻ ngủ ngoan suốt đêm khi ngủ riêng

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống