Những điều cần chú ý khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

  • Posted on: 25 Tháng Mười Một, 2019
  • With: 0 Comments

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo hàng đầu để trẻ phát triển khỏe mạnh

Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ cần chú ý thêm một số vấn đề sau. Cùng kiến thức gia đình tham khảo và tìm hiểu nhé!
1. Sáu tháng đầu vàng ngọc

Những điều cần chú ý khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầu đời quan trọng của trẻ nhỏ

6 tháng đầu tiên sau khi ra đời là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, sữa mẹ trong thời điểm này được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, tốt nhất là mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian này nếu có đủ sữa.
Ngoài ra ra có thể cho trẻ bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn dặm thêm khi trẻ được 5-6 tháng.
2. Không nên cho trẻ bú quá lâu
Thời gian thích hợp nhất mỗi khi cho trẻ bú là 10 phút mỗi lần. Mẹ không nên cho trẻ ngậm ti quá lâu bởi khi trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein trong sữa càng giảm và chất béo càng tăng dễ khiến trẻ bị đầy hơi, tiêu chảy… Trẻ ngậm ti mẹ lâu quá cũng dễ khiến đầu ti bị nứt, viêm nhiễm gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và trẻ.
3. Không cho trẻ bú khi đang tức giận
Khi mẹ tức giận cơ thể sẽ tiết ra một số chất như adrenallin, noadrenalin khiến cho tim đập nhanh, huyết áp tăng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến lượng sữa.
Nếu mẹ cho trẻ bú khi đang tức giận sẽ dẫn đến nguồn sữa của trẻ không còn chất lượng, có thể khiến trẻ giảm đề kháng sinh ra những căn bệnh trẻ em thường gặp, chậm phát triển.
4. Mẹ nhớ ăn uống đủ dinh dưỡng

Những điều cần chú ý khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹMẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để không ảnh hưởng đến nguồn sữa khi cho con bú

Khi mẹ trong giai đoạn cho con bú thì cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo nguồn sữa mẹ được đầy đủ, không bị giảm hàm lượng dinh dưỡng và các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ có trong sữa mẹ.
5. Lưu ý khi cho trẻ bú đêm
Mẹ nên cho trẻ bú đêm 1-2 lần khi còn nhỏ và giảm dần số lần khi trẻ lớn hơn để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và tập dần thói quen tốt cho trẻ.
Để trẻ không bị sặc sữa hoặc ngạt thở do mẹ cho trẻ nằm khi bú thì cách tốt nhất là mẹ nên ngồi khi cho con bú và nhớ vỗ lưng sau khi cho trẻ bú xong để trẻ ợ hơi xong mới đặt trẻ nằm xuống.
6. Lưu ý khi đi làm sớm
Khi mẹ trở lại công việc bình thường sau sinh cần chú ý ngoài việc cho con bú sữa nên cho con ăn dặm thêm để bổ sung dinh dưỡng.
Mẹ có thể vắt sữa để ở nhà để cho trẻ bú bình. Nếu bị cương sữa khi đang làm việc thì nên tìm cách vắt sữa ra ngoài để không bị cương sữa gây khó chịu ở mẹ và ảnh hưởng không tốt đến tuyến sữa.
7. Nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm bổ sung ngoài việc cho trẻ bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho trẻ phát triển.

Những điều cần chú ý khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹCho trẻ ăn dặm sau 6 tháng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển

Ban đầu mẹ nên cho trẻ ăn các loại bột dinh dưỡng ngọt sau đó tập dần cho trẻ ăn bột mặn và bổ sung thêm các loại thịt, cá, trứng, rau xanh…vào các bữa ăn của trẻ, đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.
Lúc này mẹ cần chuẩn bị cho việc trẻ hoàn toàn cai sữa mẹ.
8. Cai sữa cần phải từ từ
Việc cai sữa sớm hay muộn phụ thuộc vào lượng sữa của mẹ và nhu cầu của trẻ. Mẹ nên tập dần cho trẻ quen từ từ với việc cai sữa bằng cách giảm số lần cho bú và tăng số lần cho trẻ ăn dặm hoặc uống sữa bột để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Xem thêm:

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống