Nghi thức, lễ vật và cách bày biện mâm cúng đầy tháng cho bé

Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho trẻ, cách bày biện lễ vật và nghi thức làm lễ cúng đầy tháng cho bé.

Một em bé khi được sinh ra là một thành viên trong gia đình, các bậc làm cha mẹ sẽ tổ chức một lễ cúng mừng cho đứa em bé ấy khi vừa tròn một tháng tuổi. Đây là một trong những nghi thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi con người chúng ta khi được sinh ra đời.
Cùng meovat24h.com tham khảo nghi thức, lễ vật và cách bày biện mâm cúng đầy tháng cho bé nhé.

Cách tính mốc đầy tháng cho con trẻ:

Vậy cúng đầy tháng cho bé vào thời điểm nào trong ngày?
Theo như cách tính các cụ ngày xưa, nếu em bé được sinh ra căn cứ theo âm lịch nam thì lùi 1 ngày, nữ lùi 2 ngày là đủ để làm ngày đầy tháng cho bé. Lễ cúng này được thực hiện vào buổi sáng hay chiều tùy theo ý muốn của gia đình sao cho thuận tiện nhất.
Còn bây giờ cha mẹ thường dựa trên ngày sinh dương lịch trùng với ngày tháng sau là bố mẹ tổ chức đầy tháng vào ngày đó.

Các lễ vật và mâm cúng đầy tháng:

Theo dân gian đứa bé sinh ra được sự nâng đỡ và săn sóc của 12 mụ bà. Do đó trên mâm lễ cúng phải có 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè to.

Nghi thức, lễ vật và cách bày biện mâm cúng đầy tháng cho béHình ảnh một mâm cúng đầy tháng đầy đủ các lễ vật

Ngoài ra còn rất nhiều các lễ vật cúng đầy tháng khác để cúng Đức ông , Đức thầy gồm có 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ, 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn, 13 cái bánh tráng nướng, 1 con gà hoặc vịt luộc, 1 mâm hoa quả, 1 mâm cơm (thịt luộc, canh, cá, đồ xào và cơm) và cần chuẩn bị bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông trên đầu đũa).
Bạn cần phải nấu 7 hay 9 loại gai tùy theo giới tính của trẻ trong một nồi sạch có chứa một chiếc đinh hay một mảnh thép nung đỏ.

Cách sắp đặt mâm cúng:

Nghi thức, lễ vật và cách bày biện mâm cúng đầy tháng cho béSắp mâm cúng theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”

Theo phong tục của dân gian, cần chia mâm cúng làm 2 mâm, mâm trên cao hơn mâm dưới không quá 10 cm. Đặt mâm cúng theo nguyên tắc phía đông đặt bình hoa, quả còn phía tây đặt các lễ vật được bày trí khá cân đối và đủ các lễ vật đã chuẩn bị ở trên.

Các nghi lễ cúng đầy tháng:

Nghi thức thắp hương và khấn khi cúng đầy tháng

Bài văn khấn: “ Hôm nay, ngày…tháng…năm( âm lịch). Cháu ngoại hay nội có họ tên…tròn 1 tháng, gia đình bày mâm lễ vật cung thỉnh thập nhị bà mụ và tam đức ông trước về chứng nhận lòng thành gia đình , phù hộ cháu tên…mạnh khỏe, ngoan ngoãn cho gia đình hạnh phúc, bình yên”

Nghi thức khai hoa

Đặt bé lên giữa bàn, bắt đầu thắp hương và bắt đầu mở lời khai hoa. Sau đó người chủ lễ bế bé lên tay, đồng thời cầm một cành hoa để quơ qua quơ lại miệng trẻ và đọc lời cầu chúc:
“ Mở miệng ra có bông hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
Mở miệng cho có tiền có bạc
Mở miệng ra cho mọi người quý mến…”

Nghi thức đặt tên cho con

Nghi thức đặt tên được thực hiện sau khi đã hoàn thành 2 nghi thức trên và thực hiện Xin Keo bằng hai đồng tiền, người chủ lễ dùng dùng 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và thực hiện thảy lên gieo xuống 1 cái đĩa sâu. Nếu thảy ra một mặt úp và một mặt ngược là đồng ý. Nếu bạn xin 3 lần không được thì nên đặt tên khác cho bé.
Ngày nay người ta thường đặt tên con lúc làm thủ tục khai sinh, nên tập tục này dường như ít tồn tại nhưng với 1 số gia đình truyền thống vẫn còn tồn tại.

Nghi thức, lễ vật và cách bày biện mâm cúng đầy tháng cho béLễ đầy tháng có ý nghĩa rất lớn đánh dấu hiện diện của một đứa trẻ trong gia đình

Trên đây là một số nghi thức khi làm lễ cúng đầy tháng cho trẻ. Những người sắp lên chức bố, mẹ có thể tham khảo nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh cùng bé để tận hưởng cuộc sống và giữ được những nét truyền thống đặc sắc của người Á Đông.
Bài viết liên quan: Cách thức chuẩn bị lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôi cho bé

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống