Lần khám thai đầu tiên và những cột mốc siêu âm thai quan trọng

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Thông tin cho mẹ bầu về lần khám thai đầu tiên sau khi mang thai và những cột mốc siêu âm thai cần ghi nhớ

Siêu âm thai kì là việc làm cần thiết để mẹ có thể biết được chính xác tình trạng phát triển của thai nhi để từ đó có kế hoạch chuẩn bị cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Để giúp mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh meovat24h.com sẽ cung cấp thông tin về lần khám thai đầu tiên cũng như một số những cột mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ cần ghi nhớ để giúp mẹ bầu tiện theo dõi và thực hiện nhé!

Lần khám thai đầu tiên

Bạn nên đi khám thai ngay sau khi biết mình mang thai

Mẹ bầu nên tiến hành khám thai lần đầu tiên sau 3 tuần biết mình mang thai.
Lần siêu âm này vô cùng quan trọng, nó giúp mẹ bầu biết được bé phát triển có tốt không. Đồng thời trong lần siêu âm này mẹ cũng cần làm xét nghiệm máu để biết mình có mắc các chứng như tiểu đường, tim sản, cao huyết áp… hay thai kỳ gặp một số vấn đề như thai ngoài tử cung, bất ổn về gen không?
Từ các kết quả này cùng sự tư vấn của bác sĩ mẹ sẽ có thông tin để quyết định chấm dứt thai kỳ sớm hoặc lên kế hoạch dưỡng thai phù hợp cho các giai đoạn sau.

Những cột mốc siêu âm thai cần phải ghi nhớ

Mẹ nên thực hiện siêu âm thai kỳ để theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

Ngoài lần siêu âm đầu tiên thì mẹ bầu còn phải nhớ các cột mốc siêu quan trọng sau:

+ Từ tuần 12 -14 của thai kỳ

Lần siêu âm này bác sĩ có thể đoán chính xác được tuổi thai cũng như xem xét xem mẹ có mang đa thai không? Bên cạnh đó bác sĩ còn đo độ mờ da gáy và dự đoán các bất thường về nhiễm sắc thể mà bé có thể đang gặp phải.
Nếu thai nhi có những bất thường trong nhiễm sắc thể thì có khả năng bị các chứng bệnh như: down, dị dạng tim…

+ Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ

Trong lần xét nghiệm thứ 3 này bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi, đồng thời đây cũng là lần xét nghiệm cuối cùng có khả năng đình chỉ thai nghén nếu phát hiện các bất thường ở thai nhi mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ. Các bộ phận được quan tâm nhất là: cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân.

+ Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ

Hãy cố gắng thực hiện siêu âm theo đúng lịch mà bác sĩ đề nghị nhé

Đây là lần xét nghiệm cuối cùng của thai kỳ.
Việc siêu âm này nhằm xác định các bất thường xuất hiện muộn trong thai kỳ như ở động mạch, tim, các vùng cấu trúc não. Trong lần khám này bác sĩ còn xem xét tình hình hoạt động của dây rốn xem nó có thể hoạt động bình thường để vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi hay không, vị trí nhau thai, tình trạng nước ối… và các điều kiện thuận lợi để bé ra đời.
Xem thêm: Siêu âm trong thai kỳ và những điều mẹ nên biết

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống