Khám tổng quát sức khỏe sinh sản trước khi mang thai

Thực hiện khám tổng quát sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe để an toàn chào đón sự ra đời của con yêu

Cùng tham khảo 1 số quy trình căn bản của việc khám tổng quát về vấn đề sức khỏe sinh sản trước khi mang thai để có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của việc này, có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của con yêu ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

1. Siêu âm vùng ổ bụng

Thực hiện siêu âm vùng ổ bụng là cách để khám sức khỏe sinh sản đúng tới 98%.
Bạn nên cho các bác sĩ biết chính xác tình trạng cơ thể để họ khám vùng bụng, chẩn đoán cơ thể và đưa ra những phán đoán chính xác nhất về các căn bệnh liên quan tới vùng bụng, buồng trứng, tử cung… của chính bạn, và nếu có xảy ra tình trạng không tốt thì sẽ được tư vấn can thiệp 1 cách kịp thời, hiệu quả hơn.
Nếu kết quả siêu âm là bình thường thì bạn có thể yên tâm thực hiện kế hoạch mang thai, nếu có chẩn đoán về các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung.. thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng phối hợp điều trị với bác sĩ để chữa khỏi bệnh 1 cách nhanh nhất sau đó thực hiện kế hoạch mang thai.

2. Thử máu

Tiến hành thực hiện xét nghiệm máu giúp bạn có thể phát hiện ra một số căn bệnh gây nguy hiểm đến thai kỳ như HIV, viêm gan, rubella…

Khám tổng quát sức khỏe sinh sản trước khi mang thaiXét nghiệm máu là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi khi mang thai

Ngoài ra thực hiện xét nghiệm máu cũng giúp bạn phát hiện ra cơ thể có thiếu máu hay không. Nếu cơ thể mẹ thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng dễ sảy thai, sinh non, con dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, nếu bạn rơi vào trường hợp nào thì sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ tốt hơn. Ví dụ: nếu phát hiện các bệnh rubella, viêm gan thì bạn sẽ được khuyên tiêm phòng vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi thực hiện kế hoạch mang thai. Nếu bạn dương tính với HIV thì sẽ được tư vấn làm thế nào để mang thai mà bào thai không bị lây nhiễm và cách làm thế nào để quá trình mang thai của mẹ thuận lợi như những bà mẹ mang thai bình thường khác.

3. Kiểm tra các bất thường bệnh lý ở âm đạo

Ngoài việc nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần thì khi có kế hoạch mang thai trước đó 3 tháng bạn nên đi khám lại để kiểm tra phụ khoa xem có bệnh lý gì hay không, nếu có thì cần được chữa trị dứt điểm để đảm bảo cơ thể không mắc bệnh lý phụ khoa khi mang thai, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi khi mang thai.
Nếu cơ thể bị bệnh phụ khoa thì sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi khi mang thai.

4. Kiểm tra tuyến giáp

Nếu khi mang thai mẹ bị suy tuyến giáp thì khả năng bé sẽ bị chậm phát triển cơ thể và kém thông minh là rất cao.
Bệnh về tuyến giáp thường phát triển khá thầm lặng và rất khó nhận biết nên mẹ cần đến các trung tâm y khoa chuyên nghiệp để được khám và tư vấn kỹ càng.

Khám tổng quát sức khỏe sinh sản trước khi mang thaiKiểm tra tuyến giáp thường xuyên trước và trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe

Hãy làm các xét nghiệm tầm soát trước và cả trong khi mang thai để có thể kiểm tra sức khỏe tuyến giáp, nếu phát hiện cần được điều trị và chữa trị kịp thời để không mang lại hậu quả xấu.

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống