Hướng dẫn phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Hầu hết trẻ nhỏ thường hay ra mồ hôi trộm và vấn đề này là triệu chứng bình thường hay bệnh lý thì không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ

Ra mồ hôi ở trẻ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ không? Đây là triệu chứng bình thường hay bệnh lý? Hãy cùng meovat24h.com tham khảo qua nội dung của bài viết bên dưới đây nhé!

Mồ hôi trộm sinh lý là gì? Dấu hiệu nhận biết

Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn bình thường. Cũng chính vì việc giữ thân nhiệt ổn định cho nên cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh nên dẫn đến việc bị ra mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện ở đầu và cổ của trẻ nhỏ khi chúng ngủ. Thời gian diễn ra khoảng 30 phút đến 1h là hết hẳn.

Hướng dẫn phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻRa mồ hôi trộm khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ

Với hiện tượng ra mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ là bình thường và không đáng lo ngại gì. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng bố mẹ cần phải lau mồ hôi cho trẻ để tránh trẻ bị viêm họng.

Mồ hôi trộm bệnh lý là gì? Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Mồ hôi trộm bệnh lý thường hay xuất hiện ở những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, lao sơ nhiễm. Những biểu hiện của mồ hôi trộm bệnh lý gồm mồ hôi ra rất nhiều kèm theo trẻ hay quấy khóc trong lúc bú hay lúc chuẩn bị vào giấc ngủ.

Tham khảo bài viết chế độ ăn cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

Hướng dẫn phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻNếu trẻ thường xuyên ra mồ hôi kèm theo quấy khóc thì đây là dấu hiệu mồ hôi trộm bệnh lý

Một số dấu hiệu nhận biết khác của mồ hôi trộm bệnh lý như ngực mình gà, xương to và chân vòng kiềng. Đôi khi là những dấu hiệu của bệnh lao sơ cấp như ho kéo dài, ăn hay nôn và ói.
Khi trẻ có những biểu hiện trên hãy khám bác sĩ để biết được bệnh gì và cần có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Cách chăm sóc khi trẻ ra mồ hôi trộm

Hướng dẫn phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻTắm bằng nước ấm cho trẻ mỗi ngày để hạn chế ra mồ hôi trộm

– Cho trẻ uống nhiều nước nếu như trẻ chưa đến độ tuổi ăn dặm hãy cho trẻ bú nhiều hơn.
– Dùng khăn lau sạch mồ hôi cho trẻ, mặc quần áo là những chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
– Cho trẻ uống sữa nóng và tắm bằng nước ấm cho trẻ.
– Không cho trẻ nằm trên chiếu nilong hay nệm nhựa. Hãy cho trẻ nằm trên những miếng lót có khả năng thấm hút cao.
– Cho trẻ ăn uống nhiều thực phẩm có tính mát như bí đao, thanh long, cam…không cho ăn đồ nóng hay đồ cay, các loại trái cây có tính nóng như mít, xoài…

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống