Cách thức chuẩn bị lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôi

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Hướng dẫn cha mẹ cách chuẩn bị mâm lễ vật và cách thức làm lễ cúng thôi nôi cho bé yêu của bạn khi con tròn 1 tuổi.

Theo tín ngưỡng dân gian và phong tục truyền thống của người Việt Nam thì mỗi em bé khi vừa tròn một tuổi sẽ được gia đình tiến hành làm lễ cúng thôi nôi. Các nghi thức khi tiến hành phải đòi hỏi được thực hiện đầy đủ để mang đến may mắn cho đứa trẻ. Cùng theo dõi bài viết để biết cách cúng thôi nôi cho con chính xác.

Những lễ vật cần có trong mâm cúng thôi nôi

Mâm để cúng ngoài sân

Mâm cỗ để cúng thôi nôi ngoài sân không thể thiếu xôi, chè, gà luộc, các lễ vật sau dùng để cúng Mụ theo tín ngưỡng dân gian.

lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôiMột số lễ vật trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở ngoài sân

Gia đình mong muốn con cái mình sau này được ấm no và đầy đủ còn bày biện lễ có heo quay kèm các lễ vật được tính theo số lẻ như: 1 tô cháo lớn, 5 chén cháo nhỏ, 1 đĩa thịt heo luộc, 1 đĩa trái cây, 1 đĩa rau sống, 1 tách trà, 1 ly rượu trắng cùng nhang , đèn và một con dao cắm trên mình heo quay.
Những lễ vật trên dùng để cúng đất đai, thổ công, thiên địa nên để ngoài sân, ngay cửa ra vào, mâm cúng được đặt hướng ra ngoài.

Mâm cúng ở trong nhà

Mâm cúng ở trong nhà dùng cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh, Cửu Huyền thất tổ và ông bà.

lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôiCác lễ vật  trong mâm cúng thôi nôi được đặt ở trong nhà

Trong nhà bạn có bao nhiêu bàn thờ thì bao nhiêu mâm cúng được bày biện, các lễ vật cúng cũng tùy theo tập quán của từng vùng nhưng đa số đều có các món như: 12 chén xôi, chè mời 12 bà mụ, 1 gà luộc, 3 chén cháo, 1 tô cháo dùng để mời 3 ông Mụ.

Các nghi thức và lời khấn trong nghi lễ thôi nôi:

Cách cúng thôi nôi như nào cho đúng?
Sau khi lễ vật đã được bày biện, người lớn trong gia đình sẽ thực hiện các nghi thức để cúng như sau:

Nghi thức cúng thổ công, đất đai diên địa

Người lớn trong nhà thực hiện thắp nhang, bái lạy, đọc lời khấn như sau: ” Hôm nay, ngày..tháng..năm (âm lịch), gia đình cháu (đọc họ tên bé)… bày mâm lễ vật, trước cung thỉnh thổ công, đất đai diên địa về chứng nhận lễ mừng thôi nôi cho cháu.. tròn 1 năm. Nhờ bề trên phù hộ cháu…mau ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, khỏe mạnh cho gia đình được ấm no, hạnh phúc.”

Nghi thức cúng Thành Hoàng bổn cảnh, cửu huyền thất tổ và ông bà

Cũng giống lời khấn trên, chỉ thay đổi cách xưng hô vị cần khấn sao cho đúng.

Nghi thức làm một tuần trà , ba tuần rượu

Cũng tương tự các nghi thức như trên, người lớn trong nhà đứng ra thắp nhang và khấn xin.

Nghi thức đoán vận mệnh trẻ

Sau khi nghi thức một tuần trà, ba tuần rượu kết thúc trẻ sẽ được đưa một mâm gồm 12 món đồ vật tượng trưng cho các nghề nghiệp có trong xã hội gồm: công, thương, ngư, nông…những vật dụng như: xôi, lược, kéo, vở.. nếu như trẻ bốc vật gì thì tương lai sau này bé sẽ theo nghề đó theo kinh nghiệm dân gian từ xưa đến nay.

lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôiKhay đồ vật dùng để trẻ đoán vận mệnh

Nghi lễ mừng tuổi thôi nôi:

Tùy theo điều kiện mà mỗi gia đình có thực hiện nghi thức mừng tuổi cho bé hay không nhé.
Tất cả các nghi thức trên cũng chỉ mong muốn bé sẽ bình an và những điều tốt đẹp sẽ đến với trẻ trong những năm sau này.

lễ vật và nghi thức làm lễ cúng thôi nôiNghi thức mừng tuổi trong lễ thôi nôi mang ý nghĩa mở đầu cho mọi điều tốt đẹp của bé sau này

Lễ thôi nôi mang một ý nghĩa rất quan trọng, chính là nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa dân gian được lưu giữ và nhìn nhận dưới góc độ cá nhân.
Những giá trị vật chất sẽ làm mai một và biến chất nghi lễ này. Bởi vậy hơn ai hết, chính cha mẹ hãy là những người có cái nhìn nhận đúng nhất về ý nghĩa của nó để ngày thôi nôi con mình thêm ý nghĩa nhé.

 

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống