Bệnh sởi ở trẻ em: triệu chứng và cách chăm sóc

  • Posted on: 24 Tháng Mười Hai, 2019
  • With: 0 Comments

Bệnh sởi là gì? Triệu chứng của bệnh sởi như thế nào? Cách chăm sóc khi bé bị mắc bệnh sởi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đề tài này nhé

Bệnh sởi thường phát bệnh vào mùa đông và dễ biến thành dịch bệnh, đây là căn bệnh sốt truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút gây ra, khi chúng ta nói chuyện hay tiếp xúc với người bị mắc bệnh sởi thì dễ dàng bị lây nhiễm hơn.

Bệnh sởi ở trẻ em: triệu chứng và cách chăm sócCác nốt ban đỏ xuất hiện khắp nơi trên cơ thể khi trẻ bị sởi

Triệu chứng bệnh sởi

Giai đoạn đầu mắc bệnh

– Triệu chứng đầu tiên là trẻ có biểu hiện sốt cao, có thể đến 40 độ.
– Mắt bé bị đỏ và chảy nước mắt có thể biến chứng nặng thành viêm kết mạc. Một số trường hợp nặng có thể khiến mí mắt sưng dính chặt vào nhau.
– Bé hắt hơi, sổ mũi có thể viêm thanh quản và mất tiếng, họng đau khi nói. Khi khám trong miệng sẽ thấy xuất hiện nhiều chấm trắng nhỏ, đây là thời điểm bệnh dễ bị lây nhiễm nhất nếu tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh sởi ở trẻ em: triệu chứng và cách chăm sócTrẻ bị sởi có thể sốt cao lên đến 40 độ

Giai đoạn mọc ban sởi

Khoảng 3-4 ngày các ban sởi sẽ mọc lan ra khắp các bộ phận cơ thể. Ban sởi lúc này có màu đỏ tầm 1-1,5 mm không bị ngứa, khoảng thời gian này trẻ bị sốt liên tục.

Giai đoạn lui bệnh

– Với trẻ không có biến chứng: các nốt ban sẽ tự lặn hết, nhưng vẫn để lại những vết thâm. Bé hết sốt và không có vấn đề gì về sức khỏe nữa.
– Với trẻ bị biến chứng: Ban sởi đã lặng nhưng bé vẫn sốt cao, bé có biểu hiện biếng ăn, hơi thở có mùi hôi có thể bị viêm miệng hoại tử, viêm não, thanh quản và phế quản, viêm ruột…tiêu chảy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

Bệnh sởi ở trẻ em: triệu chứng và cách chăm sócCần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng thích hợp kịp thời để trẻ mau hồi phục

– Để bé nằm nghỉ ngơi nơi sạch sẽ, thoáng mát và không cần kiêng nước hay gió.
– Giữ vệ sinh, tắm rửa chăm sóc răng miệng đúng cách.
– Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ ngày.
– Nếu bé không có biến chứng thì không nên dùng kháng sinh mà chỉ dùng B1, vitamin C liều cao. Những trẻ bị biến chứng và luôn bị sốt cao thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.
– Cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để tránh tình trạng bé bị mất nước do sốt và tiêu chảy.

Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

– Trẻ từ 9 tháng tuổi nên cho bé tiêm phòng văc-xin bệnh sởi.
– Khi bé mới bị mắc bệnh nên thực hiện cách ly bé để không lây cho những người khỏe mạnh.
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi rất ít khi bị sởi nhưng không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám nếu có những biểu hiện trên.
Với những thông tin chia sẻ về triệu chứng và cách phòng bệnh sởi cho bé, hi vọng các bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ khi bị bệnh để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với con yêu.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về triệu chứng, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị sốt siêu vi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi cần nhé.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!

Kiến thức gia đình, làm đẹp, giải trí, mẹo vặt cuộc sống